Sơn chống nóng mái tôn nhà xưởng

Chủ nhật, 27/06/2021, 11:47 GMT+7

Sơn Chống Nóng Mái Tôn bằng công nghệ Nhật Bản tại Thị trường Việt Nam như Kansai, Nippon vẫn được lựa chọn nhiều để chống nóng, cách nhiệt cho mái tôn nhà xưởng, nhà máy công nghiệp. Mái tôn trong nhà xưởng là vật liệu dẫn nhiệt cao nên khi mùa nắng thì cần phải Sơn Chống Nóng Mái Tôn. Công việc chóng nóng sao cho hiệu quả thì không phải dễ, chủ đầu tư phải chọn đơn vị cung cấp sơn chống nóng chính hãng như kova, Nippon, Kansai…và cần tìm thêm nhà thầu Thi Công Sơn Chống Nóng Cách Nhiệt mới đảm bảo công trình hoàn thiện một cách tốt nhất.

Nguồn: kythuat@thegioinhaxuong.vn

Hình ảnh thi công sơn chống nóng mái tôn bằng sơn Kansai, do lớp tôn cũ nên trước khi chống nóng cần phải xử lý bề mặt rồi thêm lớp chống rỉ giàu kẽm, lớp phủ cuối cùng có khả năng cách nhiệt, phản nhiệt mới giúp bên trong mát hơn.

1. Một số đặc điểm của Sơn Chống Nóng Mái Tôn:

Khi sơn lên sẽ tạo thành thể đồng nhất bám chặt lên bề mặt vật liệu tôn. Sơn chống nóng sẽ chống nóng theo quy luật phản xạ ánh sáng và cách nhiệt, đồng thời làm giảm nhiệt độ bề mặt vật liệu giúp làm tăng chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài nhà (nhiệt độ càng cao thì độ chênh lệch này càng lớn).

Khi nắng nóng đỉnh điểm, nhiệt độ mái tôn có thể lên đến 600C, nếu dùng sơn chống nóng mái tôn làm giảm nhiệt độ mái tôn từ 12-200C; còn khi nhiệt độ mái tôn vào khoảng 450C có thể giúp làm giảm nhiệt độ từ 5-80C. Ngoài tính năng chống nóng thì sơn chống nóng mái tôn còn giúp mái tôn chống rêu mốc, không gây rỉ và mục tôn, tăng độ bền cho mái, giảm âm thanh trên mái tôn khi trời mưa to.

Giúp tiết kiệm điện năng làm mát, giảm chi phí, tăng tuổi thọ cho các thiết bị, máy móc vật liệu lưu kho (hóa chất, thực phẩm). Không cháy, không độc hại, không chứa chì, thủy ngân và các hóa chất độc hại khác, an toàn với người thi công và sử dụng.

2. Quy trình Thi Công Sơn Mái Tôn Nhà Xưởng chuẩn nhất:

 Trường hợp Mái Tôn còn mới: Trường hợp mái tôn còn mới sẽ áp dụng quy trình thi công sơn chống nóng như sau: Vệ sinh bề mặt tôn bằng nước sạch -> Trám trét chống dột lỗ đinh bằng keo epoxy -> Thi công sơn phủ chống nóng cách nhiệt tối thiểu 02 lớp
Chú ý khi thi công:
1. Bề mặt tôn phải sạch bụi bẩn, dầu nhờn (nhất là các nhà máy, nhà xường) trước khi thi công sơn.
2. Phải đảm bảo độ khô của lớp sơn trước và sau: tối thiểu 2h đến 3h trong điều kiện trời nắng.

 Trường hợp Mái Tôn đã cũ, bị gỉ sét: Trường hợp mái tôn đã cũ và bị gỉ sét sẽ áp dụng quy trình thi công sơn chống nóng như sau: Vệ sinh bề mặt tôn bằng nước sạch -> Trám trét chống dột lỗ đinh bằng keo chuyên dụng -> Thi công 01 lớp sơn lót chống rỉ và để tăng cường độ bám dính -> Thi công sơn phủ chống nóng cách nhiệt tối thiểu 02 lớp.
Chú ý khi thi công:
1. Bề mặt tôn phải sạch bụi bẩn, dầu nhờn (nhất là các nhà máy, nhà xường) trước khi thi công sơn.
2. Bắt buộc phải sơn 01 lớp sơn lót chống gỉ, tăng cường độ bám dính.
3. Phải đảm bảo độ khô của lớp sơn trước và sau: tối thiểu 2h đến 3h trong điều kiện trời nắng.
2. Đối tượng thi công là Tường xây bên ngoài đón nắng, Mái bê tông

 Trường hợp tường, mái bê tông còn mới
Trường hợp tường xây, mái bê tông còn mới sẽ áp dụng quy trình thi công sơn chống nóng như sau: Vệ sinh bề mặt bằng nước sạch -> Thi công 01 lớp sơn lót chống kiềm và để tăng cường độ bám dính -> Thi công sơn phủ chống nóng cách nhiệt tối thiểu 02 lớp.
Lưu ý quan trọng:
1. Bề mặt phải sạch bụi bẩn, dầu nhờn (nhất là các nhà máy, nhà xường) trước khi thi công sơn.
2. Bắt buộc phải sơn 01 lớp sơn lót chống kiềm, tăng cường độ bám dính.
3. Phải đảm bảo độ khô của lớp sơn trước và sau: tối thiểu 2h đến 3h trong điều kiện trời nắng.
 

Ý kiến của bạn
  • Hỗ trợ
    Thi công
    0935.118.118
    0968.488.488
    Bán hàng
    0948.482.482
    0832.108.108
  • Bảng giá
  • Yêu cầu tư vấn