Sơn Epoxy là từ khóa rất thông dụng tại VN, nhu cầu về Sơn Epoxy, Keo Resin Epoxy, Chất phủ Epoxy, Chống thấm Epoxy, Vữa Epoxy, Bột trét Epoxy...đều liên quan đến Epoxy. Cùng Epoxy.vn tìm hiểu các sản phẩm Sơn Epoxy, tại sao epoxy lại được dùng nhiều đến vậy. Các đặc tính, các ứng dụng của epoxy đối với những ngành nào, khu vực nào thì dùng epoxy nhiều nhất, cách phân loại epoxy, các ưu nhược điểm epoxy....
Epoxy.vn - Nhà cung cấp số 1 tại Việt Nam về Sơn Epoxy
Sơn epoxy là loại 2 thành phần, Sơn epoxy gồm sơn sàn epoxy, sơn chống rỉ epoxy, sơn phủ epoxy, sơn nền nhà xưởng epoxy, sơn chống thấm, sơm bồn chứa epoxy..Download báo giá epoxy tại sieuthison.com, gọi ngay 0948.482.482
Chào mừng bạn đến với website Epoxy.vn - là công ty hàng đầu tại Việt Nam chuyên về các loại Epoxy,
Là nơi đáp ứng nhu cầu tìm kiếm Sơn Epoxy mà không có website có được đầy đủ và hữu ích như Epoxy.vn với hơn 50 loại epoxy có trên thị trường Việt Nam
Phân tích chuyên sâu về chức năng, quy trình, kỹ thuật Sơn Epoxy
Cung cấp đầy đủ dữ liệu như data, bảng màu, chức năng sản phẩm…
Đầy đủ từ bảng giá thi công sơn epoxy, bảng giá bán lẻ và bảng giá phân phối sỉ các dòng epoxy
Khi bạn có nhu cầu tư vấn hoặc mua sản phẩm hoặc muốn trực tiếp chúng tôi thi công Sơn Epoxy thì đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi theo 2 số hotline dưới đây 0935.118.118 – 0968.488.488. Chúng tôi hân hạnh được phục vụ kể cả khi bạn không sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi.
Sơn epoxy là gì: là loại sơn cao cấp 2 thành phần, mà khi sử dụng Sơn Epoxy thì phải trộn 2 thành phần này với nhau thì mới sử dụng được, nếu trộn sai tỷ lệ thì coi như phá hỏng bộ sơn đó luôn, nó gồm thành phần sơn gọi là phần A, phần đóng rắn (Hardener) là phần B. Sơn epoxy có đặc điểm khác sơn nước hay sơn dầu là bề mặt sơn khả năng chịu lực, chịu va đạp cao vì nó có thành phần đóng rắn Hardener, mức độ liên kết của màng sơn rất tốt nên nó thường được sử dụng cho sàn bê tông hoặc kết cấu sắt thép…
Tỉ lệ pha sơn epoxy: hay định mức pha sơn tùy theo công thức mà mỗi nhà sản xuất định cho mỗi dòng sản phẩm. Khi sử dụng nhất định phải pha sơn đúng tỷ lệ, nếu chênh lệch ít thì phải mất một vài ngày mới khô cứng, nếu chênh lệch quá nhiều sẽ không bao giờ đông cứng.
Phân loại thành phần cấu tạo: gồm sơn epoxy gốc nước và sơn epoxy gốc dầu( gốc dung môi), sự khác nhau căn bản giữa 2 loại này là thành phần cấu tạo nên nó, hệ gốc nước thì an toàn cho người sử dụng và thi công, hệ gốc dung môi độc hại hơn, nhưng độ bóng và độ bám dính tốt hơn nhiều sơn với gốc nước, một số nhà thầu quảng cáo sơn epoxy gốc nước có thể sơn được trên bề mặt ẩm ướt mà không cần lớp chống ẩm từ dưới lên hoặc trong ra?! Nếu nền bê tông bị ẩm ướt thì chắc chắn phải chống ẩm từ dưới lên rồi mới phủ epoxy hoàn thiện, từ kinh nghiệm thực tế và quy trình chuẩn nhất mà 2 hãng sơn gốc nước Sika, Kova đưa ra cho sản phẩm của mình. Nếu sàn bị ẩm mà không chống ẩm thì thời gian sử dụng dưới 6 tháng
Phân loại theo chức năng: Sơn epoxy có 2 dạng cơ bản đó là hệ epoxy lớp mỏng( thi công bằng ru lô hoặc phun), mỗi lớp dày tối đa là 0.05 mm(50µm), và hệ epoxy lớp dày hay hệ sơn epoxy tư san phẳng, tự căn bằng( thi công bằng bàn cao răng cưa) chỉ sử dụng cho bề mặt phẳng chứ bề mặt đứng không sử dụng được loại này, sơn theo chiều dày khác nhau tùy vào mục đích sử dụng và tiềm lực tài chính, độ dày chuẩn nhất là 3mm(3000µm)
Theo cách phân loại thì epoxy được sử dụng nhiều cho những bề mặt cần có khả năng chịu tải trọng, chịu va đạp hay mài mòn, dưới đây là một số lĩnh vực sử dụng sơn epoxy nhiều nhất
Sơn epoxy cho sàn bê tông( sơn nền nhà xưởng, nhà kho, tầng hầm…) : Sau khi người ta đổ bê tông xong, đợi 28 ngày bê tông khô hẳn(bê tông đạt cường độ và hơi nước trong bê tông bay hết) thì người ta tiến hành sơn phủ epoxy, nếu sàn bê tông bị hơi ẩm(≥5%) từ dưới lên thì bắt buộc phải chống ẩm trước rồi mới sơn sàn epoxy lên, nhược điểm duy nhất mà sơn nền epoxy mắc phải là bị bung sơn nếu gặp hơi ẩm từ trong ra hoặc từ dưới lên( kể cả hệ gốc nước và gốc dung môi). Trên thị trường hiện nay có 2 loại chống ẩm hiệu quả nhất và được nhà thầu ưa chuộng đó là Epocem 75(Sika), Chống thấm CT11A(Kova), 2 lớp này vừa có chức năng chống thẩm thấu ngược và thay thế lớp sơn lót epoxy luôn, chỉ cần sơn epoxy hoàn thiện trên bề mặt đã chống ẩm…
Sơn epoxy cho kết cấu sắt thép(sàn thép, khung kèo thép, tàu biển, máy móc): Những công trình đòi hỏi độ bề cao, khả năng chịu thời tiết, chịu nước mặn, chịu va đạp thì phải sử dụng epoxy 2 thành phần chứ không thể sử dụng sơn dầu Alkyd được, trước khi phủ lớp sơn hoàn thiện epoxy này lên thì phải sơn lót epoxy chống rỉ 2 thành phần trước, sau đó mới phủ hoàn thiện, đối với những bề mặt ngoài trời thì dùng sơn gốc urethane ( sơn polyurethane)
Sơn epoxy chống thấm: Dùng chống thẩm bể nước sạch, bể nước thải bằng bê tông hoặc bằng kim loại, bể chứa hóa chất…Ngoài ra sơn epoxy chống thấm còn dùng chống thấm cho sàn mái lộ thiên và không lộ thiên
Quy trình kỹ thuật thi công sơn epoxy:
Bước 1: Thi công sơn epoxy - chuẩn bị bề mặt bê tông - mài nhám nền xi măng bê tông
Bước 2: Thi công sơn epoxy - sơn lót sàn epoxy 2 thành phần trong suốt
Bước 3: Thi công sơn epoxy - bã mastic trộn cốt liệu như cát thạch anh hoặc bột đá
Bước 4: Trám trét sàn epoxy bằng epoxy putty
Bước 5: Bề mặt thi công sơn đổ epoxy hoàn thiện cuối cùng dày 3mm
Bài viết hay - Link hữu ích:
Tỷ lệ pha sơn epoxy
Bảng màu sơn epoxy
Sơn nền nhà kho
Sơn nền tầng hầm
Bảng giá sơn epoxy
Sơn nền nhà xưởng
Sơn nền bê tông
Thi công sơn epoxy
Bảng báo giá thi công sơn epoxy
Quy trình kỹ thuật thi công sơn epoxy
Tiểu chuẩn kỹ thuật nghiệm thu sơn epoxy