Sơn PU là hệ để sơn cho đồ gỗ nội thất và ngoài trời mà ai ai cũng biết, Sơn gỗ PU có sơn bóng PU, sơn mờ PU, sơn màu PU, sơn PU dùng để sơn gỗ tự nhiên và sơn gỗ công nghiệp, có 2 dòng cơ bản là sơn gốc PU dung môi, gốc dầu và sơn gốc nước PU ( thân thiện môi trường). Quy trình Sơn gỗ PU cần phải phải nắm được từng hệ sơn và từng loại gỗ thì mới đem ra kết quả chất lượng, tay nghề thợ PU là rất quan trọng.

Sieuthison.com là nhà phân phối sơn gỗ PU, sơn PU 2K, Sơn gốc nước PU cho nhiều hãng như OSEVEN, G8, InChem...

1. Tìm hiểu Sơn PU, sơn bóng gỗ PU, Sơn mờ PU:

Sơn PU (Polyurethane) là một sơn phủ tổng hợp có thành phần chính từ hợp chất Polyurethane. Đây là một loại sơn bền, cứng và có khả năng chịu được mài mòn, hóa chất và tác động từ môi trường. Sơn PU được coi là giải pháp tốt để bảo vệ và làm đẹp cho bề mặt gỗ nội thất, mang lại sự bền bỉ và vẻ đẹp tự nhiên cho các sản phẩm gỗ. 

Ưu điểm sơn PU

  • Kháng được nước, dung môi, thời tiết và một số hóa chất.
  • Độ bám dính trên bề mặt gỗ cao, không tróc, không rạn nứt.
  • Màng sơn cứng, dễ sử dụng, dễ đánh bóng.
  • Hàm lượng rắn của màng sơn cao, màng sơn có độ dày và độ bóng cao.
  • Có thể pha ra nhiều màu sơn khác nhau theo nhu cầu.

Nhược điểm Sơn gỗ PU

  • Sơn pu được đánh giá là loại sơn có giá thành cao hơn so với nhiều loại sơn khác
  • Nếu xảy ra lỗi sơn, sửa chữa bề mặt sơn pu có thể khó khắn hơn. bề mặt sơn không co giãn
  • Nếu khâu thi công của người thợ sơn không chuẩn xác, hoặc độ ẩm trong môi trường không ổn định, sơn pu sẽ dễ bị chịu sự cố như khô không đều, bể sần hoặc sơn bong tróc nếu bị chủ quan.

Sơn gỗ phủ bóng và sơn gỗ phủ mờ là hai loại sơn được sử dụng để bảo vệ và tô điểm cho bề mặt gỗ. Chúng khác nhau về độ bóng và hiệu ứng trên bề mặt sau khi sơn. Vậy sơn gỗ phủ bóng và sơn gỗ phủ mờ là gì? 

Sơn gỗ phủ mờ là loại sơn có bề mặt không bóng sau khi sơn khô. Bề mặt gỗ sẽ trở nên mờ mờ, không rực rỡ như sơn gỗ phủ bóng. Hiệu ứng này tạo ra vẻ tự nhiên, giúp giữ được đặc trưng của vân gỗ và màu sắc gỗ. Sơn gỗ phủ mờ thường được sử dụng cho các loại nội thất và vật dụng gỗ mang tính thiết yếu trong gia đình như cửa, cầu thang, sàn nhà, và các loại gỗ ngoài trời.

Sơn Phủ Mờ PU:

  • Sơn phủ mờ PU là một dạng sơn trong suốt, không có màu. Sơn PU mờ có đầy đủ các cấp độ mờ (mờ 50%, mờ 75%, mờ 90%, mờ 100%) được dùng để phun phủ bề mặt gỗ mà vẫn có thể giữ nguyên màu sắc, vân gỗ và thớ gỗ tự nhiên. 
  • Bề mặt mờ của sơn PU có đặc điểm là không bóng, tạo cảm giác nhẹ nhàng, tinh tế và hạn chế hiện tượng phản xạ ánh sáng, giúp tránh lóa mắt và làm tôn lên vẻ đẹp tự nhiên của bề mặt. Sơn mờ PU cần được sử dụng và thi công đúng cách để đảm bảo hiệu quả và độ bền cao nhất. Việc chuẩn bị bề mặt trước khi sơn, chọn loại sơn và kỹ thuật thi công đều quan trọng để đạt được kết quả tốt nhất. 
  • Sơn phủ mờ PU dùng trong nhà Inchem, Chokwang và sơn gỗ pu ngoài trời nổi tiếng như  Oseven ( PU mờ 709 100%, 75%, 50%) cứng OL 09 ngoài trời

Sơn gỗ phủ bóng là loại sơn có tính chất lấp lánh và độ bóng cao sau khi khô. Sau khi sơn, bề mặt gỗ sẽ trở nên rất sáng và bóng, tạo ra hiệu ứng hấp dẫn và thể hiện sự sang trọng. Sơn gỗ phủ bóng thường được sử dụng để trang trí nội thất cao cấp như các loại đồ nội thất bằng gỗ như bàn, tủ, ghế, giường, và các đồ trang trí khác. Độ bóng của loại sơn này giúp bảo vệ bề mặt gỗ khỏi bụi bẩn và các tác nhân bên ngoài, nhưng cũng dễ bị trầy xước và hư hỏng nếu sử dụng không cẩn thận.

Sơn Phủ bóng gỗ PU:

  • Sơn phủ PU Nội Thất Cao Cấp OSEVEN thuộc hệ sơn 2 thành phần có hàm lượng rắn cao đem lại vẻ đẹp sang trọng cho bề mặt gỗ. Sản phẩm được thiết kế đặc biệt để bảo vệ và tôn vinh nét đẹp của các loại bề mặt gỗ. Sử dụng đồng bộ sản phẩm để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

3. Cửa hàng bán sơn gỗ PU, 2K/sơn bóng/sơn mờ 2K

Sieuthison.com là đại lý sơn gỗ uy tín, chuyên bán sơn phủ bóng 2K, 1K, PU, NC và sơn mờ 1k, 2K, PU, NC, dầu bóng gỗ và dầu lau gỗ  với giá tốt được, chiết khấu cao. Bạn cần mua sơn gỗ, sơn bóng gỗ, sơn mờ cho đồ gỗ nội thất trong nhà, ngoại thất ngoài trời.

4. Phương pháp thi công sơn PU phổ biến

Phương pháp sơn nhúng PU  : Vật càn phủ sơn được nhứng vào thiết bị chứa sơn, vật cần phủ được kéo lên theo phương thắng đứng với vận tốc bằng tốc độ chảy của sơn, khi vật cần phủ thoát khỏi bề mặt sơn cũng là lúc không còn sự nhỏ giọt sơn và được làm khô trong môi trường không bụi bặm.

  1. Ưu điểm sơn nhúng PU : ít thất thoát sơn, vật được phủ đều, bề mặt nhẵn, bóng
  2. Khuyết điểm : Lượng sơn pha phải lớn, khó thi công cho những sản phẩm lớn, tỷ lệ pha lươngcần phải tính toán kỹ lưỡng

Phương pháp quét Sơn PU: Dùng cọ lông nhỏ quét sơn lên vật cần phủ. Tùy theo chi tiết sản phẩm mà sử dụng cọ có độ cứng và kích cỡ khác nhau

  1. Ưu điểm sơn quét PU : ít tốn kém sơn, dễ thi công
  2. Khuyết điểm : bề mặt sơn không đẹp bằng các phương pháp khác

Phương pháp phun Sơn PU : Sơn được pha loãng theo yêu cầu, sau đó sử dụng súng phun sơn phủ lên bề mặt cần được phủ.

  1. Ưu điểm sơn phun PU : Bề mặt đẹp, dễ thi công, áp dụng trên nhiều kích cỡ khác nhau
  2. Khuyết điểm : gây lãng phí sơn, vì lượng sơn thất thoát vào môi trường lớn

Quy trình thi công sơn PU cho đồ gỗ: 

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt gỗ 

Việc chuẩn bị bề mặt gỗ là bước quan trọng để đảm bảo sự kết dính tốt và đều đặn của lớp sơn PU. Trước khi bắt đầu, hãy làm sạch bề mặt gỗ bằng cách loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các chất cặn khác. Bạn nên sử dụng các dung dịch được các chuyên gia khuyên dùng.

Mài bề mặt gỗ để loại bỏ các vết xước, nứt và bất thường khác. Bạn có thể sử dụng giấy nhám hoặc máy mài phù hợp để thực hiện công việc này. Việc mài này sẽ làm bề gỗ phẳng và tạo một bề mặt mịn để sơn Pu có thể bám một cách đều màu.

Bước 2:  Sơn lót PU ( 2 lớp )

Sử dụng thiết bị sơn chuyên dụng để thực hiện việc phủ lớp phủ đầu tiên lên bề mặt gỗ. Bạn phải đảm bảo rằng lớp sơn này được phủ đều trên toàn bề mặt và tránh việc tạo ra vết sọc hay bọt khí. Lớp phủ đầu tiên này sẽ tạo nền cho các lớp sơn tiếp theo và bảo vệ bề mặt gỗ.

Sau khi lớp phủ đầu tiên đã khô hoàn toàn thì bạn lại tiếp tục mài và làm phẳng bề mặt bằng giấy nhám, ở lần mài này không khuyến khích việc sử dụng máy mài tránh việc lớp lót đầu tiên bị mài quá mỏng. Sau đó bạn tiến hành phủ lớp PU thứ 2 như lớp đầu tiên. 

Bước 3 : Stain màu

Đợi đến khi lớp lót thứ 2 khô, sử dụng giấy nhám mịn để xử lý lại bề mặt sau đó sơn lớp sơn PU lên. Lưu ý bạn nên sơn đều tay để màu sơn được phủ kín mọi bề mặt. Phun càng đều sẽ làm cho bề mặt gỗ càng đẹp, đều màu và tự nhiên hơn. Sau 10 phút cần tiến hành phủ mờ PU hoặc bóng PU.

Bước 4 : Phủ mờ PU hoặc bóng PU 

Phủ mờ PU tạo ra một bề mặt mờ, không bóng, giữ lại cảm giác tự nhiên và gần gũi với vẻ đẹp của gỗ. Loại sơn này thường được ưa chuộng trong các thiết kế nội thất mang phong cách cổ điển, tự nhiên hoặc mộc mạc. Nó làm tôn lên vẻ đẹp tự nhiên của gỗ và tạo ra một vẻ ngoài nhẹ nhàng, êm dịu. Sơn PU phủ mờ cũng có khả năng che phủ các khuyết điểm nhỏ trên bề mặt gỗ.

Phủ bóng PU tạo ra một bề mặt bóng, sáng và phản chiếu ánh sáng tốt. Loại sơn này thường được sử dụng để tạo ra một cảm giác sang trọng, hiện đại và đẳng cấp cho nội thất gỗ. Bề mặt bóng của sơn PU mang lại một vẻ ngoài lộng lẫy và tăng cường sự tươi mới của gỗ. Tuy nhiên, lớp sơn bóng có thể làm lộ ra các vết trầy xước và dễ bị bám bụi, yêu cầu bảo trì thường xuyên để giữ cho bề mặt sơn luôn đẹp. 

Khi chọn giữa sơn PU phủ mờ và sơn PU bóng, bạn nên xem xét phong cách nội thất của căn phòng, mục đích sử dụng và sở thích cá nhân. Nếu bạn muốn một vẻ đẹp tự nhiên và gần gũi hơn, sơn PU phủ mờ là một lựa chọn tốt. Trong khi đó, nếu bạn muốn một vẻ ngoài sang trọng và bóng bẩy, sơn PU bóng là một sự lựa chọn thích hợp.

Đại lý Cửa hàng, Nhà phân phối bán Sơn gỗ, Sơn PU, NC Tp.Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai

Đại lý Cửa hàng bán Sơn gỗ, Sơn PU, NC Đà Nẵng, các tỉnh lân cận như Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi, Huế....

Đại lý Cửa hàng bán Sơn gỗ, Sơn PU, NC Hà Nội, các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Yên....

  • Lô 5, Đ.AR7, KDT Nam Trung Yên, Cầu Giấy, HN
  • (024)66 885 993
  • 0986.044.557 
  • hanoi@sieuthison.com
  • sieuthison.com
Sơn PU
  • Hỗ trợ
    Thi công
    0935.118.118
    0968.488.488
    Bán hàng
    0948.482.482
    0832.108.108
  • Bảng giá
  • Yêu cầu tư vấn