Các bước sơn sắt thép chuẩn nhất:
1, Xử lý bề mặt trước khi sơn lót chống rỉ sắt thép:
- Bề mặt sắt thép: Loại bỏ dầu mỡ, bụi bẩn và các tạp chất khác. Yêu cầu kỹ thuật cao: Bề mặt thép nên được xử lý làm sạch bằng phương pháp Thổi hạt mài theo tiêu chuẩn NACE No.2 / SSPC-SP10 / ISO 8501:1 / SIS Sa 2.5 bằng hạt mài thích hợp.
Lưu ý: Bề mặt phải khô hoàn toàn và lớp sơn bảo vệ phải được thi công trong vòng 4 giờ trên bề mặt đã được làm sạch.
* Trước khi thi công lớp sơn phủ:
- Làm sạch dầu mỡ, bụi bẩn hoặc các tạp chất khác theo tiêu chuẩn SSPC-SP1, làm sạch bằng dung môi trước khi thi công.
- Nếu lớp sơn cũ đã được thi công quá 7 ngày, chà nhám bằng giấy 320-400 và làm sạch bề mặt theo tiêu chuẩn SSPC-SP1, làm sạch bằng dung môi trước khi thi công.
- Sửa chữa các khuyết tật bề mặt (vết nứt, lỗ xốp, vết rỗ) bằng bột trét TOA Epoxy và làm phẳng bề mặt bằng đĩa đánh bóng thích hợp.
Các hệ sơn thông dùng để sơn sắt thép:
1. Sơn 1một thành phần gốc Alkyd
Gồm sơn lót chống rỉ và sơn phủ trang trí, bảo vệ các sắt thép
Đặc điểm sơn dầu Alkyd để sơn sắt thép:
2. Sơn sắt thép bằng sơn epoxy 2 thành phần:
Sơn epoxy 2 thành phần tạo một màng sơn chống ăn mòn, mài mòn và tăng tuổi thọ cho tất cả các kết cấu thép trong môi trường ăn mòn cao như: đáy tàu, thân tàu, bông tàu, các bộ phận xúc của con tàu, các bể chứa hóa chất, bể chứa dầu, ống dẫn dầu và các khoang tàu chở dầu thô.
Đặc điểm của sơn sắt thép epoxy:
Gồm Thành phần A là gốc sơn và thành phần B là chất đóng rắn
Sơn epoxy có khả năng chống ăn mòn với nước biển, dầu thô, dầu nhiên liệu và mài mòn.
Màu sắc: Lót có màu đỏ nâu, phủ có màu xám thông dụng
Thi công sơn epoxy sắt thép 2 thành phần:
Làm sạch bề mặt cần sơn: loại bỏ toàn bộ bụi bẩn, dầu mỡ, các lớp sơn cũ và các tạp chất khác trên bề mặt cần sơn. Nếu bề mặt cần sơn có những khuyết tật lồi lõm, khe nứt thì phải sử dụng bột bả chuyên dụng cho kết cấu thép để sửa chữa. Nhiệt độ bề mặt cần sơn và môi trường xung quanh tương tự như khi sơn kết cấu thép alkyd 1 thành phần. Dụng cụ thi công: cọ, chổi quét sơn hoặc sử dụng máy phun sơn.
Trộn sơn epoxy trước khi thi công:
Trộn đều riêng lẻ từng thành phần A và B sau đó mới đổ từ từ thành phần A vào thành phần B rồi tiến hành trộn thật đều cho đến khi tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Sử dụng máy trộn sơn hoặc mấy khuấy sơn. Không nên đổ thành phần A và thành phần B vào nhau rồi mới tiến hành trộn vì nếu làm như vậy khi trộn sơn sẽ không được đều và giảm chất lượng màng sơn sau khi hoàn thiện. Thời gian giữa các lớp phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, loại sơn và bề mặt thi công, thông thường tối thiểu là 6h và tối đa là 12h.
3. Sơn sắt thép bằng sơn polyurethane (Pu)
Sơn kết cấu thép polythane dùng để bảo vệ lâu dài cho các thiết bị máy móc, kết cấu sắt thép nội ngoại thất, bồn chứa công nghiệp, hệ thống ống ngầm, ống gió, kết cấu cầu, tàu thuyền... Bám dính rất tốt trên bề mặt lớp sơn chống gỉ hệ Epoxy, alkyd đã được làm sạch